
Các mức lượng này áp dụng chung cho tất cả các đơn vị có sử dụng lao động, không phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài như trước đây. Đây là một quy định tiến bộ thể hiện rõ nguyên tắc không phân biệt đối xử trong trả công cho người lao động.
Pháp luật quy định đối với doanh nghiệp đã xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương thì căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng để điều chỉnh các mức lương trong thang lương , bảng lương, phụ cấp lương, các mức lương trong hợp đồng lao động cho phù hợp với các thoả thuận và quy định của pháp luật lao động. Đối với doanh nghiệp chưa xây dựng thang lương, bảng lương thì căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng để tính các mức lương khi xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lưng, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động và thực hiện các chế độ khác theo quy định pháp luật lao động.
Cần chú ý là với người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề), mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho họ phải cao hơn mức lương tối thiểu vùng ít nhất 7% ( Điều 5 Nghị định 157/2018/NĐ-CP). Ngoài ra, để đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người lao động, pháp luật cũng khuyến khích doanh nghiệp, tuỳ theo điều kiện và khả năng hoạt động kinh doanh của mình mà có thể thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn các mức lương thối thiểu của nhà nước.